RSI 101
  • Xin chào
  • Về phân tích kỹ thuật
    • Giới thiệu
    • Tính xác suất
    • Quản lý vốn
    • Cảm xúc và tâm lý
  • Lý thuyết RSI
    • Định nghĩa & công thức
    • Tại sao lại chọn RSI
  • Đặc tính của RSI
  • Phân tích xu hướng
    • Sử dụng RSI kết hợp đường MA
    • Đặc tính của WMA 45
  • Phân tích xu hướng theo đa khung thời gian
  • Chọn khung thời gian giao dịch
  • Giao dịch Scalping với RSI
    • Giao dịch thuận xu hướng
  • Vào lệnh theo phân kỳ RSI
  • Vào lệnh theo phản ứng: WMA 45
  • Vào lệnh theo phản ứng: EMA 200
  • Vào lệnh tại vùng hỗ trợ - kháng cự của giá kèm RSI
  • Kết hợp RSI và các phương pháp khác
  • Giao dịch đảo chiều với phân kỳ RSI và ChoCH
  • Concept: Scalping với phân kỳ tiếp diễn
  • Sách
    • RSI Logic, Signals & Time Frame Correlation Baeyens, Walter
  • Tác giả
    • Donate
    • Contact
Powered by GitBook
On this page
  • Tại sao lại cần sử dụng MA
  • Cách áp dụng
  • Nhận diện xu hướng
  • Nhận diện sự bắt đầu & kết thúc của xu hướng
  • Nhận diện sức mạnh của xu hướng
  1. Phân tích xu hướng

Sử dụng RSI kết hợp đường MA

PreviousĐặc tính của RSINextĐặc tính của WMA 45

Last updated 1 month ago

Tại sao lại cần sử dụng MA

MA là gì?

MA = Moving Average (Đường trung bình), nếu các bạn đã quen với các đường EMA 21, EMA 34/89/200, thì đây chính là cùng họ với nhau.

Như các bạn thấy, RSI dao động lên xuống liên tục, nếu chỉ đứng 1 mình sẽ khó nhìn xu hướng chính của nó. Khi kết hợp với các đường MA ta sẽ có:

  • Đường MA chạy chậm hơn RSI nên dao động mượt hơn, bỏ qua được độ nhiễu do các dao động ngắn hạn gây ra.

  • Có sự tham chiếu giữa các đường để nhìn được xu hướng và sức mạnh.

Đây là 2 chart RSI, trên là chart chỉ có 1 mình RSI, dưới là chart có RSI kèm các đường MA. Nhìn vào đường MA đỏ, ta sẽ dễ nhìn xu hướng tăng-giảm hơn so với nhìn đường RSI (tím) ở trên.\

Cách áp dụng

Phương pháp được sử dụng dùng RSI 14 kết hợp EMA 9 và WMA 45. Với chức năng:

  • RSI 14: chỉ báo dẫn xu hướng (có thể gọi tắt là sóng).

  • EMA 9: đường MA nhanh để xác nhận xu hướng. Khi EMA 9 cắt qua WMA 45 cùng RSI thì đấy là sự xác nhận của xu hướng bắt đầu.

  • WMA 45: đường MA chậm là đường xu hướng chính, xu hướng của RSI là hướng di chuyển của WMA 45.

Tại sao lại là các đường này? Do thực nghiệm từ quá khứ, người ta đã thấy sự hiệu quả và sử dụng.

Mục đích là để:

Nhận diện xu hướng

Xu hướng tăng khi RSI (đường màu đen) nằm trên 2 đường MA, xu hướng giảm thì RSI nằm dưới 2 đường MA:

Nhận diện sự bắt đầu & kết thúc của xu hướng

Xu hướng có dấu hiệu bắt đầu khi RSI dần tách khỏi 2 đường MA.

  • Bắt đầu 1 xu hướng tăng, RSI cắt và vượt lên trên 2 đường MA.

  • Bắt đầu 1 xu hướng giảm, RSI cắt và tụt xuống dưới 2 đường MA.

Ví dụ ở đây, tại mốc (1), RSI (đường đen) cắt xuống 2 đường MA và mở rộng ra, đánh dấu 1 xu hướng giảm bắt đầu. Cho đến mốc (2), RSI cắt lên trên 2 đường MA, cho thấy sự kết thúc xu hướng giảm và bắt đầu xu hướng tăng.

Xu hướng có dấu hiệu kết thúc khi đạt 1 trong các điều kiện:

  • Dấu hiệu muộn: 3 đường chụm lại và cắt qua lại nhau.

  • Dấu hiệu nhận diện sớm: RSI về vùng quá mua (7x) hoặc quá bán (3x).

  • Dấu hiệu nhận diện sớm: RSI xuất hiện sự kiệt sức, giảm động lượng, hình thành ra mô hình 2 đỉnh/đáy.

Nhận diện sức mạnh của xu hướng

Xu hướng mạnh là xu hướng mà giá di chuyển với động lượng lớn, mức độ thay đổi giá lớn.

Sức mạnh của xu hướng được biểu thị bằng:

  • Khoảng cách của 3 đường: khi 3 đường mở ra và tách ra xa nhau thì đó là 1 xu hướng mạnh.

  • Góc mở/độ dốc của các đường: Các đường càng dốc thì xu hướng càng mạnh.

  • Các đường đâm xuyên qua các vùng trọng yếu 40-60.

Con sóng giảm từ (1) là con sóng giảm mạnh, 3 đường hướng xuống với độ dốc lớn, RSI rơi xuống và chững lại ở vùng 40 và cuối cùng đã đâm xuyên qua để xuống đến vùng 20.

Sau đó RSI hồi lại cắt lên 2 đường MA, nhưng độ dốc đường MA không có, RSI không hồi qua được 50, đó chỉ là 1 nhịp tăng nhẹ (nhịp điều chỉnh). Cuối cùng xu hướng giảm mạnh tiếp tục cho đến mốc (2).