RSI 101
  • Xin chào
  • Về phân tích kỹ thuật
    • Giới thiệu
    • Tính xác suất
    • Quản lý vốn
    • Cảm xúc và tâm lý
  • Lý thuyết RSI
    • Định nghĩa & công thức
    • Tại sao lại chọn RSI
  • Đặc tính của RSI
  • Phân tích xu hướng
    • Sử dụng RSI kết hợp đường MA
    • Đặc tính của WMA 45
  • Phân tích xu hướng theo đa khung thời gian
  • Chọn khung thời gian giao dịch
  • Giao dịch Scalping với RSI
    • Giao dịch thuận xu hướng
  • Vào lệnh theo phân kỳ RSI
  • Vào lệnh theo phản ứng: WMA 45
  • Vào lệnh theo phản ứng: EMA 200
  • Vào lệnh tại vùng hỗ trợ - kháng cự của giá kèm RSI
  • Kết hợp RSI và các phương pháp khác
  • Giao dịch đảo chiều với phân kỳ RSI và ChoCH
  • Concept: Scalping với phân kỳ tiếp diễn
  • Sách
    • RSI Logic, Signals & Time Frame Correlation Baeyens, Walter
  • Tác giả
    • Donate
    • Contact
Powered by GitBook
On this page
  • Tại sao phải phân tích đa khung thời gian?
  • Nhắc lại lý thuyết Dow
  • Nhận diện xu hướng ở 1 khung thời gian theo RSI và MA
  • Đặc tính của đa khung với RSI
  • Xu hướng khung lớn được bắt đầu bằng 1 xu hướng từ khung nhỏ
  • Trong thị trường có xu hướng, giá sẽ tôn trọng xu hướng của khung lớn hơn
  • Khung bé bẻ gãy xu hướng khung lớn
  • RSI khung lớn về thấp thì khung bé có xu hướng về thấp hơn
  • Khung lớn đang trong xu hướng mạnh kéo theo khung bé phân kỳ liên tục
  • Khung bé tạo đỉnh/đáy càng nhọn thì lực bán/mua đổ vào càng lớn

Phân tích xu hướng theo đa khung thời gian

Phân tích đa khung thời gian là phương pháp phân tích biểu đồ giá trên nhiều khung thời gian khác nhau để có cái nhìn tổng quan về thị trường, giúp trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

PreviousĐặc tính của WMA 45NextChọn khung thời gian giao dịch

Last updated 28 days ago

Ví dụ: Một trader có thể phân tích xu hướng dài hạn trên khung daily (D1), tìm điểm vào lệnh trên khung H4, và xác nhận điểm vào bằng khung H1 hoặc M15.

Tại sao phải phân tích đa khung thời gian?

Về cơ bản, việc phân tích đa khung thời gian dựa trên lý thuyết Dow.

Nếu chỉ phân tích ở 1 khung thời gian, chúng ta không biết được bức tranh toàn cảnh của thị trường - không thể biết được mình đang ở đâu trên bản đồ để có lối đi đúng đắn.

Giá luôn tôn trọng xu hướng ở khung lớn (do Sự chi phối của dòng tiền lớn, Tính ổn định và đáng tin cậy, Tâm lý thị trường và hành vi đám đông), nếu chỉ tập trung vào 1 khung thời gian, ta rất dễ đi ngược xu hướng của khung lớn.

Ví dụ, tại M15 (bên trái) có tín hiệu để thực hiện 1 lệnh sell, nhưng lúc này, đây chỉ là 1 cú điều chỉnh của H4, do vậy lệnh sell này sẽ rất nhiều rủi ro và cho tỷ lệ RR thấp. Thay vì đó, khi M15 có xu hướng giảm, ta chờ đợi và thực hiện 1 lệnh buy khi M15 hoàn thành đảo chiều thì sẽ an toàn và cho RR tốt hơn rất nhiều. Như vậy, phân tích đa khung sẽ cho chúng ta 1 setup lệnh an toàn và tỷ lệ RR tối ưu.

An toàn hơn do:

  • Có được vị trí stoploss tối ưu.

  • Có cơ sở để kỳ vọng và gồng lãi.

RR tối ưu hơn do:

  • Follow được xu hướng chính, được xu hướng chính ủng hộ, giá có thể được kéo theo xu hướng chính bất cứ lúc nào.

  • Có được 1 kỳ vọng vào lệnh hợp lý: chỉ ăn sóng hồi hay ăn sóng chính.

  • Tránh được pha quét stoploss của khung lớn.

Nhắc lại lý thuyết Dow

Bạn có thể tìm hiểu về lý thuyết Dow tại nhiều tài liệu khác nhau, để bổ trợ cho phần này, tôi chỉ nhắc lại về nguyên lý xu hướng của thị trường.

Trong xu hướng ở khung thời gian lớn, luôn tồn tại các xu hướng khác nhau ở các khung thời gian nhỏ hơn.

Nhận diện xu hướng ở 1 khung thời gian theo RSI và MA

Với các đặc tính của RSI và các đường MA đã nói, đến đây bạn có thể nhận biết được xu hướng tại 1 khung thời gian:

  • Xu hướng tăng:

    • 3 đường hướng lên và mở rộng ra.

    • RSI không tụt xuống dưới 40.

    • WMA45 dốc lên hoặc đi ngang trên 50.

  • Xu hướng giảm:

    • 3 đường hướng xuống và mở rộng ra.

    • RSI không vượt qua 60.

    • WMA45 dốc xuống hoặc đi ngang dưới 50.

  • Sideway đi ngang:

    • 3 đường cắt qua lại nhau, duỗi thẳng ở vùng 4x-5x.

    • RSI đi thẳng ở 4x-5x.

    • WMA45 đi ngang quanh 50.

Với khung lớn xu hướng tăng, khung nhỏ xu hướng giảm: ta có thể nói đây là điều chỉnh của khung lớn trong xu hướng tăng.

Với khung lớn xu hướng giảm, khung nhỏ xu hướng tăng: ta có thể nói đây là điều chỉnh của khung lớn trong xu hướng giảm.

Với khung lớn xu hướng tăng, khung nhỏ xu hướng tăng: ta có thể nói 2 khung đồng thuận xu hướng.

Việc nhận diện xu hướng quan trọng để có chiến lược vào lệnh hợp lý.

  • Với việc vào lệnh để ăn sóng điều chỉnh: giảm volume, TP ngắn.

  • Với việc vào lệnh để đi theo xu hướng: TP kỳ vọng dài hơn.

Và khi phát ngôn về xu hướng của giá, hãy luôn đi kèm khung thời gian mà mình phân tích.

Đặc tính của đa khung với RSI

Phần này, chúng ta sẽ nói về sự ảnh hưởng tương quan giữa khung lớn và khung nhỏ để có cơ sở phân tích đa khung trong quá trình xây dựng kế hoạch giao dịch.

Xu hướng khung lớn được bắt đầu bằng 1 xu hướng từ khung nhỏ

Trước khi H4 xác nhận bước vào 1 xu hướng tăng, thì M15 đã bắt đầu tăng từ sớm hơn. (Thậm chí nếu đào sâu hơn, ta có thể còn tìm ra được H4 bắt đầu từ 1 con sóng tăng trong M1). Với dấu hiệu ở M15 khi RSI vượt lên mức trung bình rồi dao động giữa 40-80, sau đó H4 đã bước vào xu hướng tăng do RSI cắt vượt lên 2 đường MA.

Đây là cơ sở cho việc vào lệnh ở khung bé, nhưng gồng lệnh theo khung lớn hơn.

Trong thị trường có xu hướng, giá sẽ tôn trọng xu hướng của khung lớn hơn

Khi giá đang tăng hoặc giảm mạnh, 1 đợt giảm giá ở khung bé chỉ tương đương với 1 cú hồi của khung lớn.

H1 đang là xu hướng tăng mạnh, dấu hiệu là RSI H1 về đến 50 đã bị kéo lên. Lúc này, tại M5 đang xuất hiện 1 sóng giảm giá (dấu hiệu là WMA45 dốc xuống, RSI nằm dưới 2 đường MA), nhưng RSI M5 về đến trọng yếu 40 đã bị kéo lên. Và kết thúc sóng giảm của M5, đó cũng là kết thúc đợt điều chỉnh của H1.

Ở 1 ví dụ khác:

H1 đang là 1 xu hướng giảm mạnh, dấu hiệu RSI không vượt quá được 50. Lúc này tại M5, RSI lên vùng trọng yếu 6x đã liên tục bị kéo xuống, kết thúc xu hướng tăng.

Hãy ghi nhớ đặc tính này, nó sẽ là 1 entry zone hiệu quả khi giao dịch thuận xu hướng.

Ở các khung thời gian lớn hơn, ta cũng có thể dễ dàng thấy điều này:

Trên đồ thị, bên phải là sóng tăng của khung ngày, bên trái là sóng của khung H4. Ta có thể thấy 1 nhịp tăng/giảm trên khung ngày ứng với nhiều đợt tăng giảm ở H4.

Khung bé bẻ gãy xu hướng khung lớn

Khi RSI khung thời gian bé hơn hoạt động trong range chống lại xu hướng khung lớn, nó hoàn toàn có khả năng làm kết thúc xu hướng dẫn đến đảo chiều khung lớn.

Có thể nói đây là hành động triệt tiêu lực của khung lớn, hay tích lũy lực của khung nhỏ.

Tại khung H1 (bên phải), ban đầu từ bên trái sang, ta thấy giá đang trên xu hướng giảm (đỉnh và đáy của giá thấp dần). Vào khung nhỏ M5 (bên trái) 1 đợt tăng trở lại kéo RSI lên cao, sau đó RSI không giảm xuống dưới 50, điều này thúc đẩy giá gia tăng, nó đã làm H1 hoàn toàn đổi sang xu hướng tăng.

Như vậy, cùng với Xu hướng khung lớn được bắt đầu bằng 1 xu hướng từ khung nhỏ, ta có thể thấy rằng, xu hướng của khung lớn, bắt đâu từ khung nhỏ, và kết thúc cũng ở khung nhỏ.

Xu hướng bắt đầu từ M1, kết thúc cũng tại M1.

RSI khung lớn về thấp thì khung bé có xu hướng về thấp hơn

Điều này cho thấy, khi khung lớn đang giảm, lực bán từ khung lớn sẽ được phân bổ xuống khung bé, làm RSI khung bé bị đè xuống mức thấp hơn.

Ngược lại với trường hợp khung lớn đang ở xu hướng tăng tăng, thì RSI khung bé hơn sẽ tăng cao hơn.

Khung lớn đang trong xu hướng mạnh kéo theo khung bé phân kỳ liên tục

Đây là 1 đặc tính quan trọng của đa khung với RSI.

Khi khung lớn đăng trong xu hướng mạnh, RSI của nó luôn nằm tại vùng cao, ở khung bé, giá pullback xong bị kéo lên liên tục khiến cho phân kỳ xảy ra.

Phân kỳ chỉ kết thúc, khi khung lớn bắt đầu kết thúc xu hướng.

Do vậy, chỉ nên bắt đảo chiều bằng phân kỳ khi khung lớn kết thúc xu hướng.

Khung bé tạo đỉnh/đáy càng nhọn thì lực bán/mua đổ vào càng lớn

Khi RSI có đỉnh/đáy nhọn hình thành ở khung bé, điều đó chứng tỏ khung lớn đã kéo nó lại. Do vậy, khi xuất hiện dấu hiệu này có thể kỳ vọng cho 1 pha tiếp diễn xu hướng khung lớn. Hoặc khi RSI về lại mức hỗ trợ, kháng cự có đỉnh/đáy nhọn này, thì có thể vào lệnh thuận xu hướng khung lớn.

Ví dụ, hỗ trợ RSI ở dưới được hình thành từ dáy nhọn, nên giá về đó sẽ phản ứng dứt khoát hơn. Còn cản ở trên hình thành từ đáy đi ngang, nên phản ứng yếu ớt hơn.

Chấm tròn là phần dánh dấu cùng 1 thời điểm của 2 chart.
Dấu mũi tên xanh là đánh dấu vị trí giá tại cùng 1 thời điểm.
Các mũi tên biểu diễn giá tại cùng 1 thời điểm trên 2 chart.
4 dấu tròn là các thời điểm tương ứng nhau ở M5 và H1, khi RSI H1 về mức thấp, thì tại thời điểm đó RSI M5 về mức thấp hơn.