RSI 101
  • Xin chào
  • Về phân tích kỹ thuật
    • Giới thiệu
    • Tính xác suất
    • Quản lý vốn
    • Cảm xúc và tâm lý
  • Lý thuyết RSI
    • Định nghĩa & công thức
    • Tại sao lại chọn RSI
  • Đặc tính của RSI
  • Phân tích xu hướng
    • Sử dụng RSI kết hợp đường MA
    • Đặc tính của WMA 45
  • Phân tích xu hướng theo đa khung thời gian
  • Chọn khung thời gian giao dịch
  • Giao dịch Scalping với RSI
    • Giao dịch thuận xu hướng
  • Vào lệnh theo phân kỳ RSI
  • Vào lệnh theo phản ứng: WMA 45
  • Vào lệnh theo phản ứng: EMA 200
  • Vào lệnh tại vùng hỗ trợ - kháng cự của giá kèm RSI
  • Kết hợp RSI và các phương pháp khác
  • Giao dịch đảo chiều với phân kỳ RSI và ChoCH
  • Concept: Scalping với phân kỳ tiếp diễn
  • Sách
    • RSI Logic, Signals & Time Frame Correlation Baeyens, Walter
  • Tác giả
    • Donate
    • Contact
Powered by GitBook
On this page
  • Kháng cự hỗ trợ động
  • Hình thái của WMA45
  • Làm mềm WMA45
  1. Phân tích xu hướng

Đặc tính của WMA 45

PreviousSử dụng RSI kết hợp đường MANextPhân tích xu hướng theo đa khung thời gian

Last updated 1 month ago

WMA (Weighted Moving Average - Trung Bình Động Có Trọng Số) là một loại đường trung bình động trong phân tích kỹ thuật, trong đó các giá trị gần đây được gán trọng số cao hơn so với các giá trị xa hơn

WMA 45 nghĩa là đường trung bình động có trọng số dựa trên 45 phiên gần nhất (nếu tính theo ngày thì là 45 ngày, nếu tính theo giờ thì là 45 giờ, v.v.)

Kháng cự hỗ trợ động

Đường WMA 45 ngoài mục đích là đường MA chỉ thị xu hướng của RSI còn đóng vai trò làm cản động của RSI.

RSI thường xuyên phản ứng khi gặp đường WMA 45.

Nhìn trên biểu đồ chúng ta sẽ thấy, mỗi khi cắt qua WMA 45, khi quay đầu lại, RSI có khả năng cao sẽ phản ứng tại đó.

Trong xu hướng tăng, WMA như 1 hỗ trợ của RSI, trong xu hướng giảm, nó như 1 kháng cự của RSI.

Một điểm đặc biệt, khi sự từ chối giá diễn ra ở vùng cao trong xu hướng tăng, hoặc thấp trong xu hướng giảm, thì sau đó giá sẽ tiếp tục di chuyển thêm 1 đoạn xa nữa trước khi kết thúc xu hướng.

Như ví dụ các bạn thấy, RSI bị WMA 45 từ chối lần đầu ở mốc 40, sau đó giá đã giảm thêm 20 đơn vị. Khi RSI bị WMA 45 từ chối lần thứ 2 ở mức thấp hơn (khoảng 36), giá bị đạp xuống 29 đơn vị.

Còn tại vùng cao 60, RSI bị từ chối thì nó chỉ giảm 10 đơn vị giá.

Điều này cũng có thể thể hiện sức mạnh của xu hướng, xu hướng mạnh khi mà RSI bị WMA 45 từ chối tại sau vùng trọng yếu.

Khi theo dõi các phản ứng này, chúng ta cũng cần chú ý đến những số lần phản ứng, càng nhiều thì càng cẩn trọng khi giao dịch. Như ví dụ trên, ở xu hướng giảm ban đầu, RSI đã phải ứng 2 lần với WMA 45, nhưng đến lần thứ 3 nó đã vượt qua được và hình thành xu hướng tăng.

Hình thái của WMA45

Như đã đề cập đến ở đầu, WMA45 là đường đại diện cho xu hướng, nên hình thái của nó cho ta biết xu hướng của giá.

Dốc xuống hoặc dốc lên:

Giá sẽ đi theo xu hướng giảm hoặc tăng.

Lúc này RSI sẽ phản ứng với WMA45 như là 1 hỗ trợ, kháng cự động.

Độ dốc của WMA45 cũng đại diện cho sức mạnh của xu hướng. Khi khung to WMA45 càng dốc, thì khung bé RSI phải ứng với các mốc trọng yếu càng cao (RSI khung bé giao động ở range hẹp vào cao)

Đi ngang:

Giá sẽ đi sideway, RSI cắt qua lại đường WMA.

Với đặc tính của RSI, khi WMA45 đi ngang ở các vùng khác nhau, thì giá cũng sẽ sideway theo các kiểu khác nhau.

Đi ngang ở 50: Giá sideway trong biên hộp.

Đi ngang ở trên 50: Giá đi theo kênh giá tăng.

Đi ngang ở dưới 50: Giá đi theo kênh giá giảm.

Đường WMA45 được tính trung bình cho 45 cây nến, nên việc nó đổi hướng đột ngột là gần như không thể, nó sẽ cần thời gian để RSI giao động để duỗi thẳng (làm mềm) nó trước khi đổi hướng. Đấy là nguyên nhân mà khi RSI chạy ra xa khỏi WMA45 thì có xu hướng bị kéo lại và phản ứng. Nếu xu hướng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, thì RSI lại chạy ra xa tiếp (Kháng cự hỗ trợ động). Nếu xu hướng yếu và kết thúc, RSI sẽ cắt qua lại WMA45, duỗi thẳng nó (làm mềm), lúc này giá sideway (để tích lũy hoặc phân phối), trước khi 1 xu hướng mới được tiếp tục.

Làm mềm WMA45

Như phần trên đã đề cập, sau khi RSI kết thúc xu hướng, RSI thường cắt qua cắt lại WMA 45 vài lần trước khi bắt đầu 1 xu hướng, có thể là tiếp diễn xu hướng cũ hoặc đảo chiều.

Vì sao lại có hiện tượng này?

  • Đây là giai đoạn tích lũy hoặc phân phối. Giá sẽ đi sideway làm cho RSI cũng sideway. Các đường MA là giá trị trung bình của RSI, khi RSI sideway các độ dốc của đường MA sẽ giảm lại, nó có xu hướng duỗi phẳng ra => gây ra hiện tượng làm mềm.

Ví dụ ở đây ta có thể thấy, trong quá trình tăng giá, RSI H1 chạy xa, WMA45 H1 có độ dốc lớn, ở khung nhỏ M5, RSI rất ít lần giảm xuống dưới 40. Đấy là 1 pha tăng giá mạnh. Quay lại mục , ta cũng thấy được điều này, và dễ dàng đoán được, RSI của M15 còn giảm không quá được mức 40:

Giải thích trên góc độ RSI, thì đây là vùng triệt tiêu bớt lực mua/bán hoặc tích lũy lực mua/bán để duy trì hoặc tạo xu hướng. Nếu như không có sự làm mềm WMA 45 thì chứng tỏ xu hướng giá đang rất mạnh, nó kéo RSI trở lại gần WMA 45, tạo thành 1 đỉnh/đáy RSI nhọn. Điều này phù hợp với đặc tính được mô tả tại .

Biểu thị sức mạnh của xu hướng
Hỗ trợ kháng cự tạo bởi RSI
Biểu đồ khung H1, M5 tại cùng 1 thời điểm.