Tại sao lại chọn RSI
Last updated
Last updated
Khi quan sát biểu đồ giá, ta thấy rằng giá có thể di chuyển lên hoặc xuống mà không có giới hạn rõ ràng, khiến việc dự đoán trở nên khó khăn. Tuy nhiên, RSI lại hoạt động theo một nguyên tắc khác: nó luôn dao động trong phạm vi cố định từ 0 đến 100. Trong quá trình di chuyển, RSI tạo ra các mẫu hình đặc trưng phản ánh sự vận động của giá. Chính vì có biên độ cụ thể, việc xác định quy luật biến động của RSI trở nên dễ dàng hơn so với quy luật giá thuần túy. Khi phân tích các mẫu hình của RSI, ta có thể suy luận và dự đoán xu hướng tiếp theo của giá với độ chính xác cao hơn.
RSI giúp dễ dàng nhận biết các pha của thị trường, nó phản ảnh được lý thuyết Dow qua việc xác định các giai đoạn quan trọng của thị trường, bao gồm: tích lũy (khi giá đi ngang, RSI dao động trong phạm vi trung bình), tăng trưởng (RSI vượt lên vùng 50 và duy trì xu hướng tăng), phân phối (RSI đi ngang hoặc giảm dần từ vùng quá mua), và suy thoái (RSI giảm xuống dưới 50 và tiếp tục đi xuống).
RSI là công cụ phản ánh sức mạnh mua và bán – hai yếu tố then chốt làm giá di chuyển và quyết định xu hướng thị trường.
Các chỉ báo thuần trên biểu đồ giá với OHLC (Open, High, Low, Close) và volume chỉ cung cấp thông tin về mức giá và khối lượng giao dịch. Ví dụ, các công cụ như đường trung bình động (MA) hoặc Fibonacci chủ yếu hỗ trợ xác định xu hướng hoặc điểm đảo chiều, nó không có thông tin cho nhà giao dịch trong việc xác định chính xác thời điểm thị trường mất động lượng hoặc bắt đầu đảo chiều, vì chúng chỉ phản ánh xu hướng tổng thể mà không cung cấp thông tin chi tiết về sức mạnh tương đối giữa 2 phe mua và bán.
Ngược lại, RSI không chỉ giúp nhận diện xu hướng thị trường, động lượng di chuyển của giá mà còn có thể cho biết phe nào đang kiểm soát thị trường.
RSI mang lại cái nhìn đa chiều khi nó có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu quá khứ, liên kết các khung thời gian khác nhau và đánh giá tương quan giữa áp lực mua và bán trên đa khung thời gian.
Việc đánh giá đa khung thời gian là một yếu tố quan trọng giúp nhà giao dịch có cái nhìn tổng thể về xu hướng thị trường. Tuy nhiên, không phải phương pháp phân tích nào cũng hoạt động hiệu quả trên nhiều khung thời gian. Một số phương pháp (tránh nói tên cho đỡ bị blame) chỉ tập trung vào dữ liệu quá khứ mà không thể đánh giá được sức mạnh của xu hướng hiện tại.
RSI có khả năng đánh giá tương quan giữa các khung thời gian một cách hiệu quả. Ví dụ như khi RSI duy trì trên mức 50 ở khung thời gian lớn (xu hướng tăng) và đồng thời xuất hiện tín hiệu đảo chiều ở khung thời gian nhỏ hơn (kết thúc điều chỉnh của khung thời lớn), điều này có thể cung cấp cơ hội giao dịch với xác suất thành công cao hơn.
1 số trader top của quỹ FTMO và top list khác, họ có sử dụng RSI trong chiến lược giao dịch của mình.
Tôi đã từng học và thử nghiệm nhiều phương pháp giao dịch khác nhau: từ bên tây như Price action - Bob Volman, ICT, SMC, VPA, VSA, cho đến ta như Lục Chỉ Cầm Ma + các biến thể. Nhưng là 1 người thích tính logic, tôi cho rằng các phương pháp đó chưa đủ để thỏa mãn tôi cho việc trả lời câu hỏi: Vì sao giá lại di chuyển như vậy?
Tiếp tục đi tìm đáp án, tôi biết đến Footprint, Bookmap, nơi tôi có thể đọc được số liệu của thị trường. Tôi có thể biết được tại vùng sideway bên nào đang chiếm ưu thế; cú breakout nào là xịn cú nào là fake; râu nào là pha quét stoploss; FVG nào uy tín. Tôi giao dịch có lợi nhuận với phương pháp này. Để đánh đổi lại, tôi phải ngồi máy tính liên tục và sử dụng đến 3 màn hình. Không phải là 1 trader fulltime nên điều này dần không phù hợp với tôi.
Sau đó, tôi biết đến RSI, phương pháp mà người ta (Anh Kỳ - QuocKy.XAU) chỉ cần dùng điện thoại ngồi trà đá cũng có thể leo đến top 7 trader của quỹ FTMO. Đào sâu vào nghiên cứu RSI, học được cách sử dụng các đặc tính của nó, học được cách phân tích đa khung thời gian, học được phương pháp giao dịch từ anh Kỳ, đã giúp có thể giải thích được các hình thái của thị trường, giải thích được sức mạnh phe mua - phe bán.